• Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Cục Thống kê tỉnh Kon Tum.
  • Địa chỉ: 415 URE - Phường Trường Chinh - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum.
Thứ Năm, 21/11/2024 17:10
Lịch sử phát triển

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CỤC THỐNG KÊ KON TUM

I. CÔNG TÁC THỐNG KÊ THỜI KỲ TỪ 1975-1991:

1. Thời kỳ 1975 - 1987:

Trong thời kỳ này Kon Tum thuộc tỉnh Gia Lai- Kon Tum, có 5 phòng thống kê: phòng Thống kê thị xã Kon Tum và phòng thống kê các huyện: Đak glei, Đak Tô, Sa Thầy và Kon plong. Văn phòng Chi cục Thống kê tỉnh đặt tại thị xã Plei ku, tỉnh Gia Lai-Kon Tum.

Thời gian này ngành thống kê hoạt động theo Nghị định 72/CP ngày 5 tháng 4 năm 1974 của Hội đồng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động  của Tổng cục Thống kê và Quyết định 84/TTg ngày 18 tháng 4 năm 1974 của Thủ tướng Chính phủ qui định Tổng cục Thống kê quản lý tập trung thống nhất hệ thống thống kê theo cấp hành chính (ngành dọc ) từ trung ương đến cấp huyện về các mặt: Tổ chức, bộ máy, biên chế, quỹ lương và kinh phí hoạt động. Do vậy các Phòng Thống kê huyện, thị xã thuộc sự quản lý của Chi cục Thống kê tỉnh Gia Lai- Kon Tum.

Thời kỳ sau ngày giải phóng nhu cầu cán bộ rất khó khăn trong tất cả các ngành trong đó có ngành Thống kê. Mặc dù được quản lý theo ngành dọc, nhưng số cán bộ của phòng Thống kê các huyện, thị xã lúc bấy giờ rất thiếu, mỗi phòng chỉ có 1 đến 2 cán bộ. Để có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành, năm 1976 Tổng cục Thống kê đã điều động 1 số cán bộ từ Chi cục Thống kê của 1 số tỉnh miền Bắc vào để tăng cường cho ngành Thống kê tỉnh Gia Lai - Kon Tum, trong đó  Kon Tum 5 người ( mỗi phòng Thống kê huyện, thị xã 1 người).

Năm 1977 tỉnh Gia Lai - Kon Tum đã thành lập Trường Sơ cấp Kế hoạch-Thống kê thuộc Uỷ ban kế hoạch tỉnh Gia Lai - Kon Tum cũng đã góp phần bổ sung cán bộ cho ngành Thống kê. Đến năm 1983 trường sơ cấp Kế hoạch - Thống kê tỉnh sáp nhập vào trường trung cấp Tài chính của tỉnh.

Số cán bộ các phòng Thống kê từng bước được bổ sung, đến những năm 1979-1980 mỗi phòng Thống kê huyện có từ 3 đến 4 cán bộ, riêng phòng Thống kê thị xã Kon Tum thời kỳ này có 6 cán bộ. Mặc dù số cán bộ của mỗi phòng được tăng cường, tuy nhiên về trình độ cán bộ thì còn hạn chế chủ yếu là sơ cấp, một số ít trung cấp, cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng rất hiếm, một số cán bộ công tác Thống kê chưa qua đào tạo cơ bản.

Nhiệm vụ của các phòng Thống kê huyện, thị xã chủ yếu là thu thập tình hình  về nông nghiệp và thực hiện chế độ báo cáo cho Chi cục Thống kê tỉnh theo chế độ. Báo cáo tiến độ được thực hiện hàng tuần về các mặt: sản xuất nông nghiệp, thu mua lương thực, thu mua nông sản và 1 số chỉ tiêu pháp lệnh khác. Các chỉ tiêu thông tin thu thập từ các cơ sở còn đơn giản. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ít, chủ yếu 2 thành phần kinh tế là quốc doanh và hợp tác xã. Chế độ báo cáo đều có qui định cụ thể, doanh nghiệp quốc doanh cấp I, II (cấp trung ương, tỉnh) nộp báo cáo cho Chi cục Thống kê, còn các đơn vị quốc doanh cấp III (cấp huyện) và Hợp tác xã có trách nhiệm nộp báo cáo cho Phòng Thống kê huyện, thị xã. Còn đối với thành phần kinh tế cá thể trong thời kỳ này không tiến hành thu thập thông tin.

Về công tác tổng điều tra, trong thời kỳ này đã tiến hành Tổng điều tra đất năm 1978 và Tổng điều tra dân số năm 1979, còn điều tra nghiệp vụ chuyên môn định kỳ chỉ tiến hành điều tra năng suất cây lúa bằng phương pháp  gặt thống kê để tính chỉ tiêu sản lượng lương thực qui thóc. Còn các nghiệp vụ công nghiệp, thương nghiệp... cá thể không tiến hành điều tra, doanh nghiệp tư nhân chưa được thành lập ở thời kỳ này.

Các Phòng Thống kê đều có phòng làm việc độc lập trong khu làm việc chung với UBND huyện, thị xã. Về công cụ làm việc chỉ có 2/4 Phòng Thống kê được trang bị máy đánh chữ, về máy tính thì các phòng đều được  trang bị máy tính quay tay hiệu Flying Fish ( Phi ngư ) tạo điều kiện cho việc tính toán và thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn.

Giao thông đi lại trong thời kỳ này rất khó khăn trừ tuyến đường từ tỉnh đi thị xã Kon Tum là đường nhựa, còn lại đường từ thị xã Kon Tum đi các huyện là đường cấp phối hoặc đường đất, còn từ huyện đi các xã còn khó khăn hơn nhiều.  Do vậy công tác đi cơ sở thu thập thông tin rất khó khăn nhất là các thông tin từ các xã, thường phải đi bộ vì không có phương tiện khác, có nhiều xã thời gian đi và về huyện phải mất hơn 1 tuần lễ.

 Mặc dầu có nhiều khó khăn nhưng nhìn chung trong thời kỳ này hoạt động của Phòng Thống kê các huỵện, thị xã đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập thông tin ở một số lĩnh vực chủ yếu: tiến độ nông nghiệp, thu mua lương thực... phục vụ kịp thời sự lãnh đạo và chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền địa phương trong việc đánh giá tình hình thực hiện 1 số chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tuy nhiên trong thời kỳ này công tác thống kê còn chú trọng về chế độ báo cáo, chưa chú ý đến công tác phân tích, dự báo tình hình cũng như đề xuất kiến nghị.

2. Thời kỳ 1987 - 1991:

Ngày 12 tháng 12 năm 1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra thông báo số 46/TB-TƯ về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể. Thực hiện thông báo trên Tổng cục Thống kê đã chuyển giao hệ thống tổ chức bộ máy thống kê sang Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý, Tổng cục Thống kê chỉ giao kế hoạch thông tin và quản lý hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với các Cục Thống kê địa phương. Như vậy, ngành Thống kê chuyển từ quản lý ngành dọc sang quản lý theo cấp hành chính. Đây là thời kỳ khó khăn nhất đối với ngành thống kê cả nước nói chung và ngành Thống kê tỉnh Kon Tum nói riêng: tổ chức thay đổi, số cán bộ bị xáo trộn và giảm sút về số lượng và chất lượng, những nguyên tắc cơ bản của ngành thống kê: tính độc lập, khách quan, chính xác, kịp thời, đầy đủ không được tuân thủ, công tác chuyên môn không được thực hiện theo đúng kế hoạch và hướng dẫn của Tổng cục Thống kê.

Sau khi ngành Thống kê được chuyển giao cho UBND cùng cấp quản lý, chỉ có Cục Thống kê tỉnh còn hoạt động độc lập, còn ở các huyện, thị xã không còn mô hình phòng Thống kê độc lập, mà bị sáp nhập vào các phòng ban khác của huyện để thành lập 1 phòng mới.

Thời kỳ từ 1988-1991: bộ phận thống kê các huyện thuộc phòng Kế hoạch- Thống kê, riêng thị xã Kon Tum bộ phận thống kê thuộc phòng Kế hoạch- Thống kê - Qui hoạch. Công tác thống kê có từ 1-2 cán bộ, và có 1 lãnh đạo phòng phụ trách công tác thống kê.

 II. CÔNG TÁC THỐNG KÊ THỜI KỲ TỪ 1991 ĐẾN NAY:

Ngày 12 tháng 8 năm 1991 Quốc hội khoá VIII đã ra Nghị quyết chia tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành 2 tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum. Để thực hiện Nghị quyết trên của Quốc hội, các ngành trong đó có ngành Thống kê của tỉnh Gia Lai- Kon Tum cũ đã sắp xếp bố trí cán bộ làm việc ở tỉnh Kon Tum. Cục Thống kê tỉnh Gia Lai-Kon Tum đã ra quyết định điều động số cán bộ lên làm việc ở tỉnh Kon tum mới gồm 7 người trong đó có  đồng chí Huỳnh Lành làm Phó Cục trưởng. Trong thời kỳ này có thể chia thành 2 thời kỳ:

  1. Thời kỳ từ 1991 - 1994:

 Tháng 10/1991, tỉnh Kon Tum được tái lập, có 1 thị xã và 5 huyện: Đăk glei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Sa Thầy, Kon plong và đến năm 1994 thành lập mới huyện Đăk Hà. Là một tỉnh mới được tái lập, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn yếu kém. Thời gian này tỉnh thành lập Uỷ ban Kế hoạch - Thống kê, do vậy bộ phận thống kê chỉ là một trong những phòng nghiệp vụ tên là Phòng Thống kê thuộc Uỷ ban Kế hoạch - Thống kê do đồng chí Huỳnh Lành làm Phó Chủ nhiệm phụ trách, số cán bộ làm công tác thống kê có 6 người được điều động từ Cục Thống kê tỉnh Gia Lai - Kon Tum lên công tác. Đây là tỉnh duy nhất trong cả nước thống kê cấp tỉnh chỉ là một phòng thuộc Uỷ ban Kế hoạch - Thống kê tỉnh. Là tỉnh mới được tái lập, cơ sở vật chất còn rất khó khăn, nên trong thời gian đầu trụ sở làm việc phải mượn một số phòng của trường Sư phạm tỉnh để vừa làm việc và ở. Năm 1993, Uỷ ban Kế hoạch - Thống kê xây xong trụ sở mới, phòng Thống kê được bố trí 3 phòng để làm việc. Với nhiệm vụ vừa thực hiện nhiệm vụ do Tổng cục Thống kê giao vừa phải đáp ứng yêu cầu về thông tin của địa phương, trong giai đoạn này ngành Thống kê tỉnh Kon tum hoạt động khá là vất vả. Số cán bộ ngành thống kê ở cấp tỉnh quá ít: năm 1991 có 6 người, năm 1992 có 7 người, đến tháng 6 năm 1994 có 9 người lại phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn như các Cục Thống kê các tỉnh khác. Còn thống kê huyện, thị thì thời kỳ này thuộc Văn phòng UBND huyện, thị xã quản lý có 1 người. Do vậy, trong thời kỳ này thực hiện nhiệm vụ và quản lý công tác thống kê cực kỳ khó khăn. Do số cán bộ ít nên mỗi người phải thực hiện nhiều mảng nghiệp vụ.

 Đối với thống kê huyện, thị xã:

 + Thời kỳ 1992-1993 sáp nhập phòng Kế hoạch - Thống kê vào phòng Tài chính để thành lập phòng Kế hoạch - Tài chính huyện. Cán bộ làm công tác thống kê chỉ còn 1 người.

 +Thời kỳ 1993-1994: Chuyển bộ phận thống kê về văn phòng UBND huyện quản lý. Cán bộ thống kê huyện chỉ có 1 người.

Nhìn chung trong thời kỳ ngành Thống kê chuyển giao UBND cùng cấp quản lý do tổ chức thay đổi, cán bộ thiếu và phần lớn không có nghiệp vụ chuyên môn nên hoạt động ngành Thống kê thời kỳ này không hiệu quả, không thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của ngành và không đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho sự lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp.

2. Thời kỳ 1994 đến nay:

        Ngày 23 tháng 3 năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê, đưa ngành thống kê trở lại quản lý ngành dọc. Như vậy, sau hơn 6 năm ngành thống kê bàn giao cho UBND các cấp quản lý công tác thống kê đã bộc lộ nhiều thiếu sốt trong quá trình điều tra, thu thập thông tin, phân tích thống kê, việc đánh giá tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương cũng như của cả nước gặp nhiều khó khăn. Vấn đề ngành thống kê được quản lý theo ngành dọc là 1 chủ trương đúng đắn tạo điều kiện cho ngành thống kê phát huy được vai trò cũng như vị trí của mình góp phần đắc lực trong công tác quản lý, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp.

Thực hiện Nghị định trên của Chính phủ và Quyết định 39/QĐ-TCCB ngày 18 tháng 4 năm 1994 của Tổng cục Thống kê, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 60/QĐ-UB ngày 11 tháng 6 năm 1994 về việc thành lập Cục Thống kê tỉnh Kon Tum trên cơ sở tách phòng Thống kê thuộc Uỷ ban Kế hoạch - Thống kê tỉnh Kon Tum.

 Ngày 15 tháng 9 năm 1994, UBND tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ bàn giao Cục Thống kê tỉnh Kon Tum sang Tổng cục Thống kê quản lý, có sự tham dự của đại diện Tổng cục Thống kê . Cục Thống kê được sở hữu tài sản mà phòng Thống kê đang quản lý gồm một số bàn làm việc, tủ hồ sơ... và về phương tiện đi lại được bàn giao 1 xe U oát từ Uỷ ban Kế hoạch. Về kinh phí hoạt động của Cục Thống kê sẽ do UBND tỉnh  cấp đến hết tháng 12 năm 1994.

 Đối với cấp huyện, ngày 4 tháng 8 năm 1994 UBND tỉnh đã có công văn số 211/CV-UB hướng dẫn việc thành lập Phòng Thống kê huyện, thị xã. Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã đã ban hành quyết định thành lập Phòng Thống kê cấp huyện. Thực hiện Thông tư số 245/TT-LB ngày 15 tháng 6 năm 1994 của Liên bộ Tổng cục Thống kê-Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn bàn giao tổ chức cán bộ Thống kê ở địa phương cho Tổng cục Thống kê quản lý; đồng chí Huỳnh Lành Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh đã cùng lãnh đạo UBND các huyện, thị xã tổ chức lễ bàn giao Phòng Thống kê sang Cục Thống kê quản lý. Như vậy, đến thời điểm này ngành Thống kê tỉnh Kon Tum bao gồm Văn phòng Cục Thống kê và 7 Phòng Thống kê huyện, thị xã. Số cán bộ Văn phòng Cục Thống kê lúc này là 9 người. Để tạo điều kiện thành lập phòng Thống kê các huyện, thị xã, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc bổ sung chỉ tiêu biên chế  cho các Phòng Thống kê mỗi phòng là 3 người, tuy nhiên đến khi tiếp nhận  số CBCC của Phòng Thống kê huyện thị chỉ có 14 người. Như vậy số CBCC ngành Thống kê tỉnh thời gian này là 23 người.

 Mặc dù được thành lập nhưng Văn phòng Cục Thống kê tạm thời vẫn  làm việc chung trụ sở với Uỷ ban Kế hoạch tỉnh và được bố trí 5 phòng làm việc (tăng 2 phòng so lúc chưa thành lập) trong khi chờ UBND tỉnh cấp đất và Tổng cục Thống kê cấp kinh phí xây dựng trụ sở mới. Về công tác tổ chức, đồng chí Huỳnh Lành nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch – Thống kê giữ chức vụ Cục trưởng. Đến cuối năm 1994, Tổng cục Thống kê đã bổ nhiệm một Phó Cục trưởng là đồng chí Hoàng Văn Xinh.

Căn cứ kế hoạch biên chế Tổng cục Thống kê giao, Cục đã từng bước tiếp nhận và bố trí cán bộ cho Văn phòng Cục và các Phòng Thống kê huyện, thị xã. Căn cứ Quyết định số 39/QĐ-TCCB ngày 18/04/1994 và sau này là Quyết định số  235-1998/QĐ-TCTK ngày 23/04/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Thống kê đã thành lập 5 phòng và bố trí lãnh đạo các phòng như sau:

- Phòng Tổ chức - Hành chính: đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Hương, Phó  Trưởng phòng;

- Phòng Tổng hợp: đồng chí Nguyễn Thị Quế, Phó Trưởng phòng;

- Phòng Công nghiệp - Xây dựng, Giao thông - Bưu điện: đồng chí Võ Thị Phước, Phó Trưởng phòng;

- Phòng Nông lâm nghiệp: đồng chí Lương Quốc Vỹ, Trưởng phòng;

- Phòng Thương mại - Dân số - Văn xã: đồng chí Vũ Thị Thiết, Phó Trưởng phòng.

Năm 1999 thực hiện chủ trương của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê được sắp xếp thành 4 phòng:

 - Phòng Tổ chức - Hành chính: có 4 người, Trưởng phòng đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Hương;

- Phòng Tổng hợp: có 8 người (bao gồm cả bộ phận dân số - văn xã), đồng chí Võ Thị Phước, Trưởng phòng;

- Phòng Nông nghiệp: có 4 người, đồng chí Hồ Nhật Bình, Quyền Trưởng phòng;

- Phòng Công nghiệp (bao gồm cả bộ phận Thương nghiệp, giá cả): có 6 người, đồng chí Nguyễn Thị Quế, Trưởng phòng và đồng chí Vũ Thị Thiết, Phó Trưởng phòng.

* Thực hiện Quyết định 100/QĐ-TCTK ngày 20 tháng 01 năm 2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh Kon Tum thì  tổ chức của Cục Thống kê tỉnh Kon Tum gồm 5 phòng:

 - Phòng Tổ chức - Hành chính: có 4 người, đồng chí Phan Quốc Hùng  Quyền Trưởng phòng.

 - Phòng Tổng hợp: có 4 người, Trưởng phòng: đồng chí Võ Thị Phước;

 - Phòng Thống kê Nông nghiệp: có 5 người, Trưởng phòng là đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Hương và đồng chí Hồ nhật Bình là Phó Trưởng phòng;

- Phòng Thống kê Công-Thương có 6 người, đ/c Nguyễn thị Quế Trưởng phòng và đồng chí Vũ Thị Thiết, Phó trưởng phòng;

 - Phòng Thống kê Dân số-Văn xã có 4 người, đ/c Trương hợp Đoàn Quyền Trưởng phòng.

 Đối với Phòng Thống kê cấp huyện:

 - Phòng Thống kê thị xã Kon Tum: có 6 người, đồng chí Lê Văn Lâm Trưởng phòng;

 - Phòng Thống kê huyện Đăk glei: có 4 người, đồng chí Mai Văn Trí Phụ trách phòng;

 - Phòng Thống kê huyện Ngọc Hồi: có 4 người, đồng chí Trần Minh Hùng Trưởng phòng;

 - Phòng Thống kê huyện Đăk Tô: có 4 người, đồng chí Vũ Văn Dũng Quyền Trưởng phòng;

- Phòng Thống kê huyện Tu mơ rông: có 4 người, đồng chí Nguyễn Xuân Thái, Quyền Trưởng phòng;

- Phòng Thống kê huyện Đăk Hà: có 4 người, đồng chí Trần Hữu Sơn Quyền Trưởng phòng;

- Phòng Thống kê huyện Sa Thầy: có 4 người, đồng chí Phạm Phước Hưng Trưởng phòng;

- Phòng Thống kê huyện Kon Rẫy: có 4 người, đồng chí Đinh Văn Tiếu Quyền Trưởng phòng;

- Phòng Thống kê huyện Kon plong: có 4 người, đồng chí Bùi Xuân Khánh Quyền Trưởng phòng.

* Thực hiện Quyết định 37 QĐ-TCTK, ngày 14/01/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh Kon Tum.

Thực hiện Quyết định trên, Cục Thống kê tỉnh Kon Tum có 05 phòng và Thanh tra và 9 Chi cục Thống kê cấp huyện (Số liệu có đến 31/3/2011):

- Phòng Tổ chức – Hành chính: Có 5 người, Đ/c Nguyễn Minh Bản – Trưởng phòng;

- Phòng TK Tổng hợp: có 4 người, do Đ/c Võ Thị Phước - Trưởng phòng, Đ/c Trương Ngọc Đính – Phó trưởng phòng;

- Phòng TK Công - Thương: có 7 người, Đ/c Nguyễn Thị Quế – Phó Trưởng phòng và đồng chí Võ Thị Thu Hồng Phó Trưởng phòng;

 - Phòng Nông nghiệp: có 4 người, do Đ/c Nguyễn Thị Ngọc Hương– Trưởng phòng;

- Phòng Dân số - Văn xã: có 4 người, Đ/c Trương Hợp Đoàn - Trưởng phòng;

- Thanh tra Cục Thống kê: có 3 người, Đ/c Vũ Thị Thiết - Chánh Thanh tra.

Đối với Chi cục Thống kê cấp huyện:

 - Chi cục Thống kê thành phố Kon Tum: có 6 người, đồng chí Lê Văn Lâm, Chi cục Trưởng và đồng chí Nguyễn Duy Hoàng, Phó Chi cục Trưởng;

 - Chi cục Thống kê huyện Đăk glei: có 4 người, đồng chí Lương Mộng Hùng, Phó Chi cục trưởng, phụ trách;

 - Chi cục Thống kê huyện Ngọc Hồi: có 4 người, đồng chí Trần Minh Hùng, Chi cục trưởng;

 - Chi cục Thống kê huyện Đăk Tô: có 4 người, đồng chí Vũ Văn Dũng, Chi cục trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Tu mơ rông: có 4 người, đồng chí Nguyễn Xuân Thái, Chi cục trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Đăk Hà: có 4 người, đồng chí Trần Hữu Sơn, Chi cục trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Sa Thầy: có 4 người, đồng chí Phạm Phước Hưng, Chi cục trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Kon Rẫy: có 4 người, đồng chí Mai Văn Trí, Chi Cục trưởng và đồng chí Đinh Văn Tiếu, Phó Chi cục trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Kon plong: có 4 người, đồng chí Đỗ Minh Thư, Chi cục trưởng.

* Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TCTK ngày 02/4/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh Kon Tum, với cơ cấu tổ chức gồm 06 phòng và 09 Chi cục Thống kê.

Các Phòng thuộc cơ quan Cục:

- Phòng Thống kê Tổng Hợp: có 4 người, Đ/c Trương Ngọc Đính - Trưởng phòng;

- Phòng Thống kê Nông nghiệp: có 4 người, Đ/c Nguyễn Minh Bản - Trưởng phòng, Đ/c Võ Trung Hòa - Phó trưởng phòng;

- Phòng Thống kê Công - Thương: có 7 người, Đ/c Nguyễn Thị Quế - Trưởng phòng, Đ/c Đỗ Thị Hoàng Dung - Phó trưởng phòng, Đ/c Phạm Văn Cầu - Phó trưởng phòng;

- Phòng Thống kê Dân số - Văn xã: có 4 người, Đ/c Trương Hợp Đoàn - Trưởng phòng, Đ/c Nguyễn Văn Báu - Phó trưởng phòng;

- Phòng Thanh tra Thống kê: có 4 người, Đ/c Trần Thị Hoàng Vân - Phó trưởng phòng;

- Phòng Tổ chức - Hành chính: có 11 người, Đ/c Đỗ Văn Hiệp - Trưởng phòng.

Chi cục Thống kê cấp huyện:

- Chi cục Thống kê thành phố Kon Tum: có 6 người, đồng chí Lê Văn Lâm, Chi cục Trưởng và đồng chí Nguyễn Duy Hoàng, Phó Chi cục Trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Đăk glei: có 5 người, đồng chí Lương Mộng Hùng, Chi cục trưởng và đồng chí Phan Xuân Thành, Phó Chi cục Trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Ngọc Hồi: có 5 người, đồng chí Trần Minh Hùng, Chi cục trưởng và đồng chí Phan Văn Cương, Phó Chi cục Trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Đăk Tô: có 5 người, đồng chí Vũ Văn Dũng, Chi cục trưởng và đồng chí Huỳnh Công Ninh, Phó Chi cục Trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Tu Mơ Rông: có 5 người, đồng chí Nguyễn Xuân Thái, Chi cục trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Đăk Hà: có 5 người, đồng chí Trần Hữu Sơn, Chi cục trưởng và đồng chí Trần Văn Bình, Phó Chi cục Trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Sa Thầy: có 5 người, đồng chí Phạm Phước Hưng, Chi cục trưởng và đồng chí Võ Thị Thanh Vân, Phó Chi cục Trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện Kon Rẫy: có 5 người, đồng chí Mai Văn Trí, Chi cục trưởng và đồng chí Đinh Văn Tiếu, Phó Chi cục trưởng;

- Chi cục Thống kê huyện KonPlông: có 5 người, đồng chí Đỗ Minh Thư, Chi cục trưởng.

* Ban Lãnh đạo Cục Thống kê  gồm có:

+ Đồng chí Nguyễn Bá Hạnh, Cục trưởng: từ tháng 6/2007 đến nay.

+ Đồng chí Phan Quốc Hùng, Phó cục trưởng từ tháng 10/2008 đến nay.

+ Đồng chí Vũ Thị Thiết, Phó cục trưởng từ tháng 11/2013 đến nay.