• Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Cục Thống kê tỉnh Kon Tum.
  • Địa chỉ: 415 URE - Phường Trường Chinh - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum.
Thứ Tư, 24/04/2024 20:12
Thông tin kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2016
Cập nhật: Thứ Tư, 29/06/2016 16:50

 

Trong 6 tháng đầu năm 2016, kinh tế nước ta nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng diễn ra trong bối cảnh vẫn còn khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự giám sát, chỉ đạo điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực cụ thể như sau:

1. Tăng trưởng kinh tế

Ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum 6 tháng đầu năm 2016 theo giá so sánh năm 2010 đạt 4.234,55 tỷ đồng, tăng 5,03%([1]) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 1,14%; khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 6,16% và khu vực Dịch vụ tăng 6,74%. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản  - 0,19 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp 1,53 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm.

 

 

- Khu vực Nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 giảm  1,14%, chủ yếu là do vụ đông   xuân 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra khô hạn, thiếu nước với diện tích lên đến 4.198,27 ha gồm: 1.372,1 ha lúa; 2.533,3 ha cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu,....); 49,52 ha ngô, rau màu các loại và 243,35 ha cây trồng khác bao gồm: cây sắn, cây lâm nghiệp,... (những diện tích cây công nghiệp, cây lâm nghiệp chủ yếu là đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, do hạn hán thiếu nước nên dẫn đến tình trạng cây bị cháy, khô).

- Khu vực Công nghiệp - Xây dựng có mức tăng 6,16%, chủ yếu nhờ vào mức tăng cao của ngành công nghiệp chế biến với chỉ số sản xuất tăng 14,39% (một số sản phẩm có sản lượng tăng cao như bàn ghế các loại tăng 16,4%, đường tăng 20,33%...)

- Khu vực Dịch vụ có mức tăng 6,74%, trong đó các hoạt động dịch vụ có mức tăng trưởng cao như: Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính 6 tháng năm 2016 đạt 653.973,73 triệu đồng, tăng 13,35 %, Tổng mức hàng hoá bán lẻ, doanh thu dịch vụ ước tính 6 tháng năm 2016 đạt 6.833.451 triệu đồng, tăng 12,80% so với cùng kỳ năm trước...

2. Tài chính, ngân hàng

- Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 915 tỷ đồng, đạt 37,35% so dự toán địa phương giao và bằng 92,70% so với cùng kỳ; Trong đó: Thu sản xuất kinh doanh trong nước đạt 805 tỷ đồng, đạt 39,85% dự toán; thu từ thuế xuất nhập khẩu và VAT hàng nhập khẩu đạt 53 tỷ đồng, đạt 15,82% dự toán; thu xổ số kiến thiết đạt 44 tỷ đồng, đạt 62,86% dự toán; ghi thu, ghi chi học phí, viện phí quản lý qua ngân sách 13 tỷ đồng đạt 52,00% dự toán.

Chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm ước thực hiện 2.583 tỷ đồng, đạt 44,2% dự toán. Chi đầu tư phát triển 816,987 tỷ đồng, đạt 50,80%; Chi đầu tư từ nguồn xổ số kiến thiết đạt 34,81 tỷ đồng chiếm 46,30 % dự toán ; Ghi thu, ghi chi viện trợ, các khoản đóng góp đạt 13 tỷ đồng, tăng 30% so với dự toán.

- Kết quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng

+ Trong 6 tháng đầu năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động rà soát các  khoản nợ vay của người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do hạn hán gây ra, kịp thời thực hiện các biện pháp tháo gõ khó khăn như cơ cấu lại thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn giảm lãi vốn vay...Đồng thời, tiếp tục xem xét cho vay mới giúp khách hàng khắc phục khó khăn ổn định sản xuất, tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương, ban, ngành trong việc đánh giá, thống kê tổn thất thiệt hại từ nguồn vốn vay ngân hàng để báo cáo các cấp có thẩm quyền tiến hành hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.

+ Hoạt động tín dụng

Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn ước tính đến 30/6/2016 đạt 18.500 tỷ đồng, đạt 87% so với kế hoạch; Trong đó dư nợ ngắn hạn 10.500 tỷ đồng (chiếm 57% tổng dư nợ), dư nợ trung hạn 8.000 tỷ đồng (chiếm 43% tổng dư nợ). Dư nợ cho vay VND 18.300 tỷ đồng (chiếm 99%), dư nợ cho vay ngoại tệ không đáng kể (dư nợ quy đổi khoảng 95 tỷ đồng). 

3. Đầu tư và xây dựng

a) Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn  6 tháng đầu năm 2016: 3.257.884 triệu đồng.

- Chia theo nguồn vốn

Vốn Nhà nước trên địa bàn thực hiện là: 1.187.787 triệu đồng, chiếm 36,46% trong tổng số nguồn vốn. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước: 605.922 triệu đồng, chiếm 51,01%; Trái phiếu chính phủ: 176.548 triệu đồng, chiếm 14,86% trong tổng số vốn Nhà nước trên địa bàn; Vốn tín dụng đầu tư phát triển: 56.973 triệu đồng, chiếm 4,80%; Vốn vay từ các nguồn khác: 129.136 triệu đồng, chiếm 10,87%; Vốn tự có của doanh nghiệp Nhà nước: 216.043 triệu đồng, chiếm 18,19%; Vốn khác: 3.165 triệu đồng, chiếm 0,27% trong tổng số vốn Nhà nước trên địa bàn. 

Vốn ngoài Nhà nước thực hiện là: 2.054.458 triệu đồng, chiếm 63,06% trong tổng số nguồn vốn, chia ra: Vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước: 636.706 triệu đồng, chiếm 30,99 % trong tổng số; Vốn đầu tư của dân cư: 1.417.752  triệu đồng, chiếm 69,01% tổng nguồn vốn.   

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  thực hiện là: 15.639 triệu đồng, chiếm 0,48% trong tổng số nguồn vốn đầu tư phát triển và chủ yếu vốn tự có của doanh nghiệp FDI.        

- Chia theo khoản mục

Vốn đầu tư XDCB:  2.497.104 triệu đồng, chiếm 76,65% trong tổng nguồn vốn. Trong đó vốn xây dựng và lắp đặt thực hiện 2.240.422 triệu đồng, chiếm 89,72% trong số vốn đầu tư XDCB.

Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua XDCB:  338.412 triệu đồng , chiếm 10,39% trong tổng nguồn vốn.

Vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ: 168.578 triệu đồng, chiếm 5,17% trong tổng nguồn vốn.

Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động: 240.161 triệu đồng, chiếm 7,37% trong tổng nguồn vốn.

Vốn đầu tư khác: 13.629 triệu đồng, chiếm 0,42% nguồn trong tổng vốn.

Trong  6 tháng  đầu  năm  2016 nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý  và vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế… trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh như :  Đường giao thông Đắk côi- ĐắkPXy (Km0-39+060); Kè chống sạt lở bờ sông Đắk Bla –Kon Tum; Đường nông thôn liên xã và cầu Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi; Đường giao thông Tu Mơ Rông - Ngọc Yêu; đường liên xã Đắk Xú - Plei Kần; Trung tâm dạy nghề huyện ĐắkGlei; Cải tạo, sửa chữa Nhà khách Quang Trung, Đường nội bộ văn phòng nhà nghỉ rừng đặc dụng; Bổ sung lưới điện Hà Mòn;  Nhà khách huyện Đắk Hà;  Đường dân sinh thôn Kô Xia 1+2 xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông; Nâng cấp bệnh viện đa khoa Kon Tum từ 400 lên 500 giường;  CBĐT Đường bao quanh khu dân cư phía nam Thành phố Kon Tum; CBĐT  đường bao quanh khu dân cư phía bắc thành phố KonTum; Nâng cấp  Bệnh viện y học cổ truyền  Tỉnh Kon Tum... và một số công trình dự án thuộc  các nguồn vốn chương  trình mục tiêu quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình 30a, Chương trình 135); nguồn vốn đầu tư theo các chương trình mục tiêu: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các vùng; Chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp bền vững; Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; Chương trình mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế  cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;  Chương trình mục tiêu đầu tư hệ thống y tế địa phương giai đoạn 2016-2020; Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa; Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch; Chương trình mục tiêu quốc phòng an ninh trên địa bàn trọng điểm...

b) Xây dựng: Hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực trong những tháng đầu năm. Các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục đẩy nhanh việc thi công những công trình chuyển tiếp, đồng thời triển khai thực hiện các hợp đồng mới. 

- Ước thực hiện giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2016 ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo giá hiện hành  đạt: 2.599.070 triệu đồng, tăng 15,71% so cùng kỳ năm trước. Chia ra:

Doanh nghiệp Nhà nước đạt 96.593 triệu đồng (chiếm 3,71% trong tổng GTSX), tăng 3,27% so cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 1.389.393 triệu đồng, tăng 7,81% so cùng kỳ năm trước .

Các loại hình khác (Hộ dân cư và xã/phường/thị trấn) đạt 1.113.084 triệu đồng, tăng 28,84% so với cùng kỳ năm trước. Chia ra: Xã, phường/thị trấn đạt 41.078 triệu đồng, tăng 21,24% so với cùng kỳ năm trước; Hộ dân cư đạt 1.072.006 triệu đồng, tăng 29,15% so với cùng kỳ năm trước.

- Ước thực hiện giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2016 ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo giá so sánh 2010 đạt: 1.920.052 triệu đồng, tăng 15,97% so cùng kỳ năm trước, Chia ra:

Doanh nghiệp Nhà nước đạt 71.339 triệu đồng (chiếm 3,71% trong tổng GTSX) tăng 3,46% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 1.026.459 triệu đồng, tăng 8,06% so cùng kỳ năm trước

Các loại hình khác (Hộ dân cư và xã/phường/thị trấn) đạt 822.254 triệu đồng, tăng 29,12% so với cùng kỳ năm trước, Chia ra: Xã, phường/thị trấn đạt 30.338 triệu đồng, tăng 21,48% so với cùng kỳ năm trước; Hộ dân cư đạt 791.916 triệu đồng, tăng 29,43% so với cùng kỳ năm trước.

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a) Nông nghiệp

- Trồng trọt có đến ngày 15/6/2016

+ Tình hình sản xuất Vụ đông xuân 2015 - 2016:

Tổng diện tích gieo trồng  (DTGT) cây hàng năm vụ đông xuân 2015 - 2016 tỉnh Kon Tum ước đạt: 11.353 ha, tăng 0,5% (+58 ha) so với cùng kỳ vụ đông   xuân 2014 - 2015. Trong đó diện tích cây lương thực có hạt là: 8.333 ha, giảm 0,6% (-47 ha); rau, đậu, hoa, cây cảnh diện tích 1.115 ha, tăng 7,8% (+81 ha) so cùng kỳ năm trước. Cụ thể một số loại cây trồng như sau: Cây lúa DTGT: 7.407 ha, giảm 2,4% (-179 ha) so cùng kỳ vụ đông   xuân 2014 – 2015; Cây ngô DTGT: 926 ha, tăng 16,6% (+132 ha) so cùng kỳ vụ đông   xuân 2014 - 2015. Diện tích ngô tăng cao là do chính quyền địa phương đã chủ động hướng dẫn bà con chuyển đổi một số diện tích trồng lúa thiếu nước tưới sang trồng ngô lai để tránh hạn; Cây mía: DTGT mía toàn tỉnh là: 1.771 ha, giảm 2,5% (-45 ha) so cùng kỳ năm trước.

Sản lượng lương thực Vụ đông xuân 2015 - 2016 ­ước đạt 34.157 tấn, giảm 10,6% (-4.030 tấn), so vụ đông xuân 2014 - 2015, trong đó sản lư­ợng lúa 31.188 tấn, giảm 12,8% (-4.563 tấn), sản lượng lúa giảm do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán kéo dài khiến nhiều diện tích bị mất trắng và năng suất lúa giảm đáng kể; Sản lượng ngô 2.969 tấn, tăng 21,9% (+533 tấn) so vụ đông xuân 2014 - 2015, sản lượng ngô tăng chủ yếu do DTGT tăng.

Năng suất lúa ư­ớc đạt 42,11 tạ/ha, giảm 10,7% (-5,02 tạ/ha) so với vụ đông   xuân năm trước. Năng suất ngô ước đạt 32,06 tạ/ha, tăng 4,5% (+1,38 tạ/ha) so vụ đông xuân 2014 - 2015.

+ Tình hình khô hạn, thiếu nước và công tác khắc phục, phòng, chống hạn vụ đông xuân 2015 - 2016:

Tình hình hạn hán: Vụ đông xuân 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra khô hạn, thiếu nước với diện tích lên đến 4.198,27 ha gồm: 1.372,1 ha lúa; 2.533,3 ha cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu,....); 49,52 ha ngô, rau màu các loại và 243,35 ha cây trồng khác bao gồm: cây sắn, cây lâm nghiệp,... (những diện tích cây công nghiệp, cây lâm nghiệp chủ yếu là đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, do hạn hán thiếu nước nên dẫn đến tình trạng cây bị cháy, khô).

Đánh giá công tác phòng, chống hạn: Để chủ động đối phó với tình hình hạn hán vụ đông xuân 2015 - 2016, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 2471/UBND-KTN ngày 22/10/2015 về việc tăng cường công tác phòng chống hạn vụ đông xuân 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 2735/KH-UBND ngày 23/11/2015 về phòng, chống hạn vụ đông xuân năm 2015 - 2016 do ảnh hưởng của El Nino trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 01/3/2016 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các huyện, thành phố, đơn vị liên quan xây dựng phương án chống hạn cụ thể cho từng vùng và tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời xem công tác phòng, chống hạn, phòng cháy chữa cháy rừng là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên hàng đầu.

+ Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa 2016

Tính đến thời điểm ngày 15/6/2016 tổng DTGT cây hàng năm vụ mùa 2016 tỉnh Kon Tum là: 45.879 ha, giảm 3,6% (-1.721 ha) so với cùng kỳ vụ mùa năm 2015. Do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài, mùa mưa đến muộn, lượng nước mưa đầu mùa chưa đảm bảo nên tiến độ xuống giống chậm đặc biệt là cây ngô và cây sắn.

Cây lúa DTGT: 7.192 ha, tăng 2,7% (+191 ha) so cùng kỳ vụ mùa năm trước.

Cây ngô DTGT: 4.529 ha, giảm 6,9% (-337 ha) so cùng kỳ vụ mùa năm trước.

Cây sắn DTGT: 32.763 ha, giảm 4,7% (- 1.614 ha) so cùng kỳ năm trước.

Khoai lang DTGT: 97 ha, giảm 11,0% (-12 ha)  so cùng kỳ năm trước.

Cây lạc DTGT: 74 ha, giảm 8,6% (-7 ha) so cùng kỳ năm trước.

Rau các loại DTGT: 844 ha, tăng 6,6% (+52 ha) so cùng kỳ năm trước.

Đậu các loại DTGT: 270 ha, tăng 1,9% (+5 ha) so cùng kỳ năm trước

Hoa các loại DTGT: 72 ha, tăng 1,4% (+1 ha) so cùng kỳ năm trước.

- Trồng trọt ước đến ngày 30/6/2016

+ Diện tích gieo trồng cây hàng năm Vụ mùa 2016: Ước đến thời điểm ngày 30/6/2016 tổng DTGT cây hàng năm vụ mùa 2016 tỉnh Kon Tum là: 51.286 ha, giảm 3,4% (-1.813 ha) so với cùng kỳ vụ mùa năm 2015. Do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài, mùa mưa đến muộn, lượng nước mưa đầu mùa chưa đảm bảo nên tiến độ xuống giống chậm đặc biệt là cây ngô và cây sắn.

Cây lúa DTGT: 9.392 ha, tăng 2,4% (+218 ha) so cùng kỳ vụ mùa năm trước.

Cây ngô DTGT: 5.290 ha, giảm 6,0% (-338 ha) so cùng kỳ vụ mùa năm trước.

Cây sắn DTGT: 35.163 ha, giảm 4,6% (- 1.714 ha) so cùng kỳ năm trước.

Khoai lang DTGT: 97 ha, giảm 11,0% (-12 ha)  so cùng kỳ năm trước.

Cây lạc DTGT: 77 ha, giảm 9,4% (-8 ha) so cùng kỳ năm trước.

Rau các loại DTGT: 885 ha, tăng 3,9% (+33 ha) so cùng kỳ năm trước.

Đậu các loại DTGT: 272 ha, tăng 2,6% (+7 ha) so cùng kỳ năm trước

Hoa các loại DTGT: 72 ha, tăng 1,4% (+1 ha) so cùng kỳ năm trước.

+ Diện tích cây lâu năm

Kon Tum là tỉnh có sản lượng cây ăn quả không lớn. Khí hậu, thổ nhưỡng  không phù hợp với các loại cây ăn quả. Diện tích chủ yếu trồng rải rác ở các khu vườn hộ dân, sản lượng thu hoạch chủ yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

Sản lượng cây công nghiệp lâu năm cũng không nhiều so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. Kon Tum chủ yếu trồng tập trung các cây trọng điểm là cao su và cà phê.

Hiện nay, diện tích cây cà phê là 15.425 ha, tăng 9% (+1.275 ha) so với cùng kỳ năm trước; diện tích cây cao su là 74.686 ha, giảm 0,4 (-270 ha) so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm, cây cà phê chưa cho sản lượng thu hoạch. Đối với cây cao su sản lượng thu hoạch cũng không nhiều vì giai đoạn này cây thay lá nên không khai thác được; Tình trạng hạn hán kéo dài cũng đã làm ảnh hưởng đến năng suất mủ của cây cao su cũng như các loại cây trồng lâu năm khác trên địa bàn.

- Chăn nuôi

+ Tình hình chăn nuôi

Tổng đàn trâu ước tính đến ngày 01/4/2016 là 22.777 con, tăng 4,32% (+943 con) so với cùng kỳ năm trước. Đàn trâu có xu hướng phát triển và ổn định tổng đàn.

Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước tính: 323 tấn, tăng 9,86% (+29 tấn) so với cùng kỳ năm trước.  

Tổng đàn bò ước tính đến ngày 01/4/2016 là 63.693 con, tăng 6,06% (+3.639 con) so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân làm cho đàn bò tăng là do có Dự án Chăn nuôi bò giống thịt sinh sản chất lượng cao của Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Nông nghiệp Ia H’Drai Kon Tum, đã nhập 500 con bò giống Úc về nuôi tại huyện, dự báo thời gian tới Công ty nhập thêm 10.000 con. Bên cạnh đó dịch bệnh ít xảy ra, không có gia súc bị tiêu hủy do dịch bệnh nguy hiểm, người dân chăn nuôi đang tăng cường đầu tư.

Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước tính: 2.646 tấn, tăng 4,42% (+112 tấn) so với cùng kỳ năm trước.  

Tổng đàn lợn ước tính đến ngày 01/4/2016 là 136.606 con tăng 3,08% (+4.086 con) so với cùng kỳ năm trước. Đàn lợn biến động tăng do trong kỳ không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn lợn, cơ quan Thú y thực hiện tốt việc phòng chống dịch trên đàn lợn kịp thời hiệu quả, giá cả ổn định, người chăn nuôi tính toán có lãi nên hộ đầu tư phát triển tăng đàn.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 12701 tấn, tăng 5,94%(+712 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Tổng đàn gia cầm ước tính đến ngày 01/4/2016 là 867.360 con, tăng  8,04% (+64540 con); Trong đó đàn gà ước tính là 769.062 tăng 5,00% (+36.912 con) so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thịt hơi gia cầm 936 tấn, tăng 13,59% (+112 tấn) so với cùng kỳ năm trước; Trong đó thịt gà là 816 tấn.

+ Tình hình dịch bệnh

Trong 6 tháng đầu  năm 2016 trên địa bàn tỉnh tái phát bệnh Lở mồm long móng (LMLM) ở huyện Đắk Glei. Từ ngày 06/4/2016 phát hiện một ổ bệnh LMLM trên đàn bò của 01 hộ gia đình thuộc thôn Đông Lốc, xã Đắk Man, huyện ĐắkGlei, số gia súc mắc bệnh 05 con bò đã điều trị khỏi bệnh.

Trong 6 tháng đầu  năm 2016  trên địa bàn tỉnh phát hiện dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại 02/10 huyện, thành phố. Từ ngày 06 - 09/01/2016 tại 02 hộ chăn nuôi thuộc xã Đắk Kan, huyện Ngọc Hồi và từ ngày 09 - 13/01/2016 tại 01 hộ chăn nuôi thuộc xã Đắk Ngọc, huyện Đắk Hà; Tổng số gia cầm bệnh: 2.184 con (1.710 con gà,  474 con  vịt, ngan); số gia cầm chết: 1.495 con (1.100 con gà, 395 con vịt, ngan); số tiêu hủy: 3.144 con gia cầm (2.280 con gà, 864 con vịt, ngan).  Toàn bộ số gia cầm mắc bệnh nêu trên đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm; đây là ổ dịch cúm có chủng vi rút lần đầu xuất hiện tại ổ dịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Một số bệnh thông thường khác xảy ra tại một số địa phương đã được lực lượng Thú y phát hiện và điều trị kịp thời, không để lây lan ra diện rộng.

b) Lâm nghiệp

Ước tính đến thời điểm 30/6/2016, công tác trồng rừng tập trung là 300 ha, giảm 72,7% (-800 ha) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân năm nay mùa mưa đến muộn nên doanh nghiệp và Nhân dân triển khai trồng rừng chậm.

Công tác khai thác lâm sản: ước tính đến thời điểm 30/6/2016 sản lượng gỗ khai thác được 7.982 m³, giảm 41% (- 5.552 m³) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng củi khai thác là: 158.960 ster, tăng 5% (+7.569 ster) so với cùng kỳ năm trước.

c) Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản ước tính là 614 ha, tăng 7,9% (+45 ha) so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng sản phẩm thuỷ sản ước tính là 1.631 tấn, tăng 3% (+47 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Sản lượng nuôi trồng nước ngọt ước tính là 1.025 tấn, tăng 2,3% (+23 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng khai thác nước ngọt ước tính là 606 tấn, tăng 4,1% (+24 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

5. Sản xuất công nghiệp

- Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 6 năm 2016:

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6 năm 2016 ước tính tăng 3,25% so cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao nhất  (tăng 10,68%); ngành công nghiệp khai khoáng tăng 8,26%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 6,02%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm tương đối thấp (giảm 11,62%) so cùng kỳ, nguyên nhân do hạn hán kéo dài nên lượng nước ở các hồ chứa xuống thấp, các đơn vị sản xuất điện chủ động điều tiết giảm công suất của các nhà máy nhằm ổn định lượng nước trên các hồ chứa để duy trì hoạt động.

So với tháng trước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2016 ước tính chỉ bằng 91,22%. Nguyên nhân chủ yếu do chỉ số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm ( giảm 15,86%); Đầu tháng 6 sản lượng tinh bột sắn của các nhà máy sản xuất tinh bột sắn giảm nhiều so tháng trước do đã vào cuối vụ thu hoạch nên nguyên liệu khan hiếm đã làm chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm thấp so tháng trước. Các ngành sản xuất khác có chỉ số sản xuất tăng nhẹ so tháng trước.

- Tình hình hoạt động  sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2016

Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2016 tăng 4,77% so cùng kỳ năm trước; Trong đó tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 14,39%), ngành khai thác cung cấp nước, thu gom và xử lý rác thải tăng 6,04%; ngành công nghiệp khai thác khoáng sản tăng nhẹ (tăng 3,54%); riêng ngành sản xuất và phân phối điện giảm thấp (giảm 12,88%) so cùng kỳ năm trước nguyên nhân là do từ những tháng cuối năm trước đến nay trên địa bàn tỉnh tình hình nắng hạn kéo dài, lượng nước ở các sông, hồ giảm thấp nên các đơn vị sản xuất điện chủ động điều tiết giảm công suất hoạt động của các nhà máy nhằm ổn định sản lượng điện sản xuất.

Ước tính một số sản phẩm sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2016 như sau: Đá xây dựng khai thác 297.986 m³, tăng 3,44% so cùng kỳ năm trước; Tinh bột sắn ước tính sản xuất 104.552 tấn, tăng 2,42% so cùng kỳ năm trước; lượng đường sản xuất 14.035 tấn, tăng 20,33% so cùng kỳ năm trước; bàn, ghế ước tính sản xuất 93.259 cái, tăng 16,40% so cùng kỳ năm trước, điện sản xuất ước tính 267,63 triệu Kwh, bằng 77,81% so cùng kỳ năm trước .

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5 năm 2016 giảm 21,04% so cùng kỳ năm trước. Trong đó giảm thấp nhất thuộc nhóm ngành sản xuất chế biến thực phẩm (giảm 30,65%), nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu khó khăn, lượng tinh bột sắn của các nhà máy sản xuất ra tiêu thụ chậm; sản phẩm sản xuất thuộc các ngành như sản xuất trang phục, chế biến gỗ…có thị trường tiêu thụ ổn định và chỉ số tiêu thụ tăng tương ứng theo sản lượng sản xuất ra.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thời điểm 01/06/2016 giảm 7,97% so cùng thời điểm tháng trước; Ngành sản xuất tinh bột sắn chỉ số tồn kho có giảm so tháng trước; Tuy nhiên hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều khó khăn; các ngành sản xuất khác tình hình tiêu thụ sản phẩm trong tháng tương đối thuận lợi nên chỉ số tồn kho sản phẩm đều giảm so cùng thời điểm tháng trước. So cùng thời điểm năm trước chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,52%; Trong đó ngành sản xuất tinh bột sắn chỉ số tồn kho tăng cao nhất (tăng 39,13%), ngành chế biến gỗ (tăng 12,35%) do lượng xuất khẩu thấp, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu bán trong thị trường nội địa nên lượng tiêu thụ chậm, ngành sản xuất bê tông (tăng 28,90%) do sản lượng sản xuất tăng, lượng sản phẩm nhập kho cao, trong khi đó các tháng đầu năm một số công trình xây dựng chưa tập trung thi công nên lượng tiêu thụ chậm, các ngành còn lại có chỉ số tồn kho giảm so cùng thời điểm năm trước.

Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất ngành công nghiệp của các đơn vị, cơ sở trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong 6 tháng đầu năm 2016 hoạt động sản xuất tương đối ổn định, một số nhóm ngành có chỉ số sản xuất tăng cao. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì hoạt động ổn định và phát triển, có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ năm trước; năm nay Công ty Cổ phần Đường Kon Tum ngoài nguồn nguyên liệu mía trong tỉnh còn thu mua thêm nguồn nguyên liệu mía ngoài tỉnh để sản xuất, thời gian hoạt động sản xuất kéo dài hơn so với năm trước nên sản phẩm đường sản xuất tăng cao; ngành chế biến tinh bột sắn tuy thị trường tiêu thụ sản phẩm có khó khăn nhưng trong những tháng đầu năm các đơn vị vẫn thu mua nguyên liệu và sản xuất bình thường. Các ngành sản xuất khác như sản xuất trang phục, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại…tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, lượng sản phẩm tồn kho tháng sau có xu hướng giảm so tháng trước. Đối với ngành sản xuất điện, sản lượng điện sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2016 giảm thấp so cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do từ những tháng cuối của năm trước đến nay trên địa bàn  nắng hạn kéo dài, lượng nước ở các hồ chứa giảm thấp nên các đơn vị sản xuất điện chủ động điều tiết giảm công suất hoạt động của các nhà máy nhằm ổn định sản lượng điện sản xuất. 

6. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Từ 01/01/2016 đến ngày 31/5/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 104 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 873,4 tỷ đồng,  số doanh nghiệp giải thể là 12 doanh nghiệp.  Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động tương đối ổn định và tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.

 7.  Thương mại, dịch vụ và giá cả

a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính tháng 6 năm 2016 đạt 1.125.514,2 triệu đồng, giảm 2,77% so với tháng trước.

Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ, chia ra: Ngành thương nghiệp đạt 930.363,4 triệu đồng, chiếm 82,66% trong tổng mức và giảm 2,81% so với tháng trước; Ngành lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 124.699,5 triệu đồng, chiếm 11,08% trong tổng mức và giảm 3,01% so với tháng trước; Ngành dịch vụ đạt 70.451,3 triệu đồng, chiếm 6,26% trong tổng mức và giảm 1,88% so với tháng trước.

Nguyên nhân ước tính tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh tháng 6 giảm so với tháng trước là do: tháng 6 thời tiết  đã  vào mùa mưa, các đơn vị kinh doanh thương mại ít triển khai các chương trình khuyến mại đối với một số mặt hàng, lượng hàng hoá lưu thông và sức mua của người dân giảm so với tháng trước.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính 6 tháng đầu năm 2016 đạt 6.833.451 triệu đồng, tăng 12,80% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ, chia ra: Ngành thương nghiệp đạt 5.655.607,2 triệu đồng, chiếm 82,76% trong tổng mức và tăng 12,88% so với cùng kỳ năm trước; Ngành lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 753.134,3 triệu đồng, chiếm 11,02% trong tổng mức và tăng 14,55% so với cùng kỳ năm trước; Ngành dịch vụ đạt 424.709,5 triệu đồng, chiếm 6,22% trong tổng mức và tăng 8,87% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước tính 6 tháng đầu năm 2016 tăng so với cùng kỳ năm trước là do: số lượng doanh nghiệp ngoài Nhà nước đăng ký mới đã đi vào hoạt động, một số doanh nghiệp ngừng hoạt động đã trở lại hoạt động và các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ cá thể trên địa bàn tỉnh tăng, bên cạnh, một số doanh nghiệp đã chủ động mở rộng quy mô, hoạt động đa ngành nghề. Hơn nữa, trong những tháng đầu năm một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại đã tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại đối với một số mặt hàng, thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm kích thích lượng tiêu dùng cũng như sức mua của người dân đã làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng.

b) Xuất, nhập khẩu

- Xuất khẩu

Ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 6 năm 2016 đạt 4.727 ngàn USD, giảm 23,3% so với số thực hiện tháng trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Cao su thô 2.110 tấn; Sắn và các sản phẩm từ sắn (tinh bột sắn) 3.225 tấn; Gỗ xẻ các loại 593 m³ ; Cà phê nhân 57,6 tấn; Sản phẩm từ gỗ (bàn, ghế các loại) 66.165 cái.

Ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2016 đạt 35.920 ngàn USD tăng 79,97% so với số thực hiện cùng kỳ năm trước. Chia ra: thành phần kinh tế Nhà nước 468 ngàn USD, chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; thành phần kinh tế tư nhân 35.452 ngàn USD, chiếm 98,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Cao su thô 19.549,6 tấn; Sắn và các sản phẩm từ sắn (tinh bột sắn) 19.926 tấn; Gỗ xẻ các loại 4.334,9 m³m3 ; Dây thun cao su 567,2 tấn; Cà phê nhân 825,4 tấn; Sản phẩm từ gỗ (bàn, ghế các loại) 172.094 cái.

Tình hình hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2016 tăng so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do: một số doanh nghiệp trên địa bàn có hoạt động xuất khẩu đã tìm được thị trường, có đơn đặt hàng và ký kết được hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng sang các nước.

- Nhập khẩu

Ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tháng 6 năm 2016 đạt 845,5 ngàn USD, tăng 33,78% so với số thực hiện tháng trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện nhập khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Gỗ và sản phẩm từ gỗ (gỗ xẻ và gỗ các loại) 1.126 m³; Khoá thẻ Adel các loại 294 cái; Chất dẻo nguyên liệu (Precipitated Silica) 10 tấn; cà phê nhân 220 tấn.

Ước tính tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2016 đạt 2.508 ngàn USD giảm 63,05% so với số thực hiện cùng kỳ năm trước. Chủ yếu kinh tế tư nhân thực hiện nhập khẩu. Sản phẩm chủ yếu: Gỗ và sản phẩm từ gỗ (gỗ xẻ và gỗ các loại) 8.233 m³; Khoá thẻ Adel các loại 784 cái; Chất dẻo nguyên liệu (Precipitated Silica) 90 tấn; cà phê nhân 660 tấn.

Nguyên nhân: tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016 giảm so với cùng kỳ năm trước là do lượng nhập khẩu mặt hàng gỗ giảm mạnh làm cho kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước.  

c) Vận tải

Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính thực hiện tháng 6 năm 2016 đạt 110.796,13 triệu đồng, tăng 1,3 % so với tháng trước, cụ thể như sau:

- Vận tải hành khách: Doanh thu ước tính đạt 41.267,26 triệu đồng, tăng      1,11 % so với tháng trước; Vận chuyển ước tính đạt 793,52 nghìn lượt khách, tăng 0,85%; Luân chuyển ước tính đạt 99.781,23 nghìn lượt khách.km, tăng 1,37 % so với tháng trước.

- Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước tính đạt 69.115,12 triệu đồng, tăng 1,41 % so với tháng trước; Vận chuyển ước tính đạt 792,13 nghìn tấn, giảm 3,41 %; Luân chuyển ước tính đạt 41.595,84 nghìn tấn.km, tăng 1,96 % so với tháng trước.

- Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải ước tính đạt 413,75 triệu đồng, tăng 0,51% so với tháng trước.

Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính 6 tháng đầu năm 2016 đạt 653.874 triệu đồng, tăng 13,35 % so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:

- Vận tải hành khách: Doanh thu ước tính đạt 245.673,39 triệu đồng, tăng 13,89 % so với cùng kỳ năm trước; Vận chuyển ước tính đạt 4.777,34 nghìn lượt khách, tăng 12,83 % so với cùng kỳ năm trước; Luân chuyển ước tính đạt 610.126,18 nghìn lượt khách.km, tăng 11,5 % so với cùng kỳ năm trước.

- Vận tải hàng hoá: Doanh thu ước tính đạt 405.722,48 triệu đồng, tăng  12,99 % so với cùng kỳ năm trước; Vận chuyển ước tính đạt 4.753,69 nghìn tấn, tăng 13,13 % so với cùng kỳ năm trước; Luân chuyển ước tính đạt 239.356,27 nghìn tấn.km, tăng 15,12 % so với cùng kỳ năm trước.

- Hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải ước tính đạt 2.477,86 triệu đồng, tăng 18,56 % so với cùng kỳ năm trước.

d) Chỉ số giá

Trong tháng 6 năm 2016 chỉ số giá của nhiều nhóm ngành hàng có xu hướng tăng nhẹ so với tháng trước; đảm bảo cân đối cung - cầu các loại hàng hóa, dịch vụ, giá một số hàng hóa thiết yếu tiếp tục ổn định hoặc tăng nhẹ. Bên cạnh đó, giá xăng dầu và giá ga cũng được điều chỉnh tăng trong tháng làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2016 đã tăng 0,36% so với tháng trước; tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước; tăng 1,29% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,05%.  Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 03 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,28%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,13%; giao thông tăng 2,73%. Có 03 nhóm ổn định: đồ uống và thuốc lá; giáo dục và hàng hóa và dịch vụ khác. Có 05 nhóm giảm: Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,25%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,06%; nhóm thuốc dịch vụ y tế giảm 0,28%; bưu chính viễn thông giảm 0,11%; Nhóm văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,11%.

- Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ trên địa bàn tỉnh: Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới với xu hướng giảm so với tháng trước, hiện giá vàng 9999 trên địa bàn tỉnh tháng 6/2016 được bán với giá khoảng là 3.099.000 đồng/chỉ giảm 0,16% so với tháng trước, tỷ giá USD/VND bình quân giao dịch tại mức 22.214 đồng/USD tăng 0,42% so với tháng trước.

8. Các vấn đề xã hội 

a) Đời sống dân cư

- Đánh giá chung về tình hình biến động đời sống của dân cư

Trong  6 tháng đầu năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum tương đối ổn định; Tuy giá cả thị trường có tăng nhẹ ở một số mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân, đã làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư nhưng không lớn. Song với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh, cùng các ngành, các cấp đã thực hiện chương trình bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân. Tỉnh Kon Tum đã trích từ ngân sách 85 tỷ đồng hỗ trợ 4 đơn vị là Siêu thị Thành Nghĩa- Nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Kon Tum, Công ty TNHH TMDV Anh Thi, Siêu thị Vinmart dự trữ hàng hóa với các mặt hàng thiết yếu như lương thực (gạo tẻ, gạo nếp, đậu); thực phẩm công nghệ (dầu ăn, mắm, muối, bột ngọt, đường kính, hạt nêm, mì tôm...); thực phẩm chế biến; bánh kẹo, nước ngọt, sữa các loại; thực phẩm tươi sống; trứng gia cầm. Chương trình bắt đầu từ tháng 12 năm 2015 đến hết tháng 3 năm 2016. Ngoài ra, do thời tiết không thuận lợi hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, gieo trồng và sinh hoạt của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương nạo vét kênh mương, thông dòng, chuẩn bị bơm tưới cứu cây trồng, xuất kinh phí hỗ trợ để người dân cứu lúa đông xuân, mua bồn trữ nước cấp cho các “điểm nóng” về nước sinh hoạt, hỗ trợ người dân đào giếng để giải quyết nước cho khu dân cư, trường học.

- Thực trạng đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương, đời sống dân cư nông thôn

+ Đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương

Những năm qua, các cơ chế, chính sách lao động, tiền lương áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong khu vực Nhà nước, ngoài Nhà nước, cũng như khu vực sản xuất kinh doanh và khu vực hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước luôn được điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng có bước phát triển đáng kể, theo đó cơ chế tiền lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động đã có nhiều thay đổi, dần dần ổn định. Đặc biệt, kể từ tháng 5/2016 thực hiện Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội quy định từ ngày 01/5/2016 điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.050.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng 5,7%), áp dụng cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Vì vậy, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang dần được cải thiện hơn so với năm trước.

+ Thực trạng đời sống dân cư nông thôn

Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã phát động ra quân đồng loạt xây dựng nông thôn mới, đã hỗ trợ trực tiếp và lồng ghép từ các chương trình, dự án với tổng nguồn vốn 184,6 tỷ đồng (hỗ trợ trực tiếp là 113 tỷ đồng, lồng ghép 71,6 tỷ đồng); tổ chức thực hiện Đề án chính sách hỗ trợ xây dựng các công trình Kinh tế - Xã hội thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đối với 22 xã điểm, đến nay đã có 09 xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới: xã Hà Mòn, xã Đắk Mar, xã Đắk La (huyện Đắk Hà); xã Diên Bình, xã Tân Cảnh (huyện Đắk Tô); xã Đoàn Kết, xã Ia Chim, xã Hoà Bình (thành phố Kon Tum) và xã Sa Sơn (huyện sa Thầy).

Trong 6 tháng đầu năm 2016, tình hình hạn hán kéo dài đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nông dân; giá bán sản phẩm sản xuất hàng nông nghiệp giảm ở một số mặt hàng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su đã làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nông dân trên địa bàn tỉnh, nhất là những nông dân trồng cây cao su. Song, được sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND - UBND tỉnh, Chính quyền địa phương các cấp, các ngành đã triển khai tốt các biện pháp khắc phục, nhằm ổn định tình hình sản xuất nông nghiệp nên đời sống nông dân vẫn ổn định.

  • Giải quyết việc làm

Kết quả triển khai nguồn vốn Quỹ giải quyết việc làm tính đến 15/6/2016 đã giải ngân cho vay số tiền 7.273 triệu đồng, tạo việc làm mới cho 271 lao động. Tổng số lao động được tạo việc làm thông qua chương trình việc làm đến 31/5/2016 là 480 lao động (Trong đó, XKLĐ: 10 lao động; Thông qua nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm: 271 lao động; cung ứng lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm: 199 lao động).

Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, từ đầu năm đến 15/6/2016 có 258 người nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp, trong đó DTTS 30 người; số người có Quyết định hưởng trợ cấp là 218 người, tổng số tiền chi trợ cấp thất nghiệp từ đầu năm đến nay là: 3.136 triệu đồng.

Từ những thay đổi chính sách tiền lương và giải quyết việc làm, đời sống của cán bộ, công nhân viên chức và người lao động hưởng lương 6 tháng đầu năm 2016 được cải thiện hơn so với năm trước.

- An sinh xã hội

+ Công tác giảm nghèo

Kon Tum có hai huyện KonPlông và huyện Tu Mơ Rông thực hiện Nghị quyết 30a và ba huyện Đắk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy và huyện Ia H’Drai thực hiện theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định như huyện thực hiện Nghị quyết 30a. Sau 7 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống không chỉ ở các huyện thụ hưởng mà còn góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã giảm mạnh, từ 33,36% cuối năm 2010 xuống 10,26% vào cuối năm 2015 (theo chuẩn nghèo ban hành theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg), bình quân mỗi năm giảm 4,62%.

+ Bảo trợ xã hội

Thường xuyên quan tâm đến các đối tượng hộ nghèo, hộ thiếu đói giáp hạt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già cô đơn...cụ thể:

 Nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, để Nhân dân trên toàn tỉnh đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, nhất là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm, tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những đối tượng khó khăn… để tất cả mọi người, mọi nhà đều đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, đầm ấm.

  UBND tỉnh đã phân bổ 376,5 tấn gạo Chính phủ hỗ trợ nhân dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2016 cho các huyện, thành phố để hỗ trợ kịp thời cho Nhân dân (gồm 6.929 hộ/25.100 khẩu). Riêng huyện Đắk Glei đã chủ động xuất ngân sách huyện hỗ trợ cứu đói trong 03 ngày Tết cho 1.145 hộ/4.717 khẩu, với kinh phí thực hiện: 183,963 triệu đồng

Tổ chức thăm và tặng 10.223 suất quà cho người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và các đối tượng khác với tổng kinh phí là 3.534,471 triệu đồng, trong đó: tặng quà của Chủ tịch nước cho 22 cụ tròn 100 tuổi (22 triệu đồng); tặng quà của UBND tỉnh cho 146 cụ tròn 90 tuổi (58,4 triệu đồng)...

Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và ngân sách của các huyện, thành phố hỗ trợ, đóng góp, ủng hộ người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội 23.351 suất quà, trị giá 10.468,87 triệu đồng.

Các huyện, thành phố đã thực hiện cấp thẻ BHYT cho toàn bộ người nghèo, cận nghèo với tổng số 122.386 người (chia ra: 105.063 người nghèo, 12.977 người cận nghèo được hỗ trợ 100%, 4.346 người cận nghèo được hỗ trợ 70%) với tỷ lệ 100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ BHYT (trong đó thẻ BHYT người nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ 70,89%; thẻ BHYT theo các chính sách khác chiếm tỷ lệ 29,11%).

+ Thực hiện chính sách với người có công

Nhân dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016, UBND tỉnh đã tổ chức thăm và tặng 8.086 suất quà cho các đối tượng là người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí là 1.691,84 triệu đồng, trong đó: UBND tỉnh tổ chức thăm, tặng 90 suất quà với tổng trị giá 45 triệu đồng cho người có công với cách mạng tiêu biểu (500.000 đồng/suất); chuyển 5.730 suất quà của Chủ tịch nước tặng người có công với cách mạng, tổng trị giá 1.160,4 triệu đồng (Mức 400.000 đồng: 78 suất; Mức 200.000 đồng: 5.652 suất); UBND các huyện, thành phố xuất ngân sách tổ chức thăm và tặng 1.688 suất quà cho người có công với cách mạng, tổng trị giá 335,49 triệu đồng; các sở, ngành và đoàn thể trong tỉnh tặng 578 suất quà cho người có công với cách mạng, tổng trị giá 150,95 triệu đồng.

b) Y tế

- Tình hình dịch bệnh dịch 6 tháng đầu năm 2016

Bệnh tay - chân - miệng: Có đến 31/5/2016: 137 ca mắc. Trong đó: (ĐắkGlei 55, Đắk Hà 20, Sa Thầy 7, Đắk Tô 3, TP. Kon Tum 20, Tu Mơ Rông 3, Kon Rẫy 17, Ngọc Hồi 6, KonPlông 3, IaH’Drai 3 ), tăng 95 ca so với cùng kỳ năm trước và không có tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết: Có đến 31/5/2016: 265 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó: (TP. Kon Tum 66, Sa Thầy 06, Đắk Hà 64, Đắk Tô 126, Ngọc Hồi 02, Tu Mơ Rông 01), tăng 258 ca so với cùng kỳ năm trước và tử vong 01.

Bệnh thuỷ đậu :Có đến 31/5/2016, toàn tỉnh đã ghi nhận 547 ca mắc. Trong đó: (Sa Thầy 73, Đắk Tô 150, Đắk Hà 113, TP. Kon Tum 68, Tu Mơ Rông 48, Đắk Glei 60, Kon Rẫy 06, Ngọc Hồi 26, Kon Plông 03), tăng 70 ca so với cùng kỳ năm trước và không có tử vong.

Bệnh quai bị: Lũy tích đến 31/5/2016, toàn tỉnh đã ghi nhận 391 ca mắc, Trong đó: Đắk Hà 138, Ngọc Hồi 99, Đắk Tô 97, Tu Mơ Rông 19, Sa Thầy 14, IaH’Drai 07, Kon Tum 06, Đắk Glei 05, KonPlông 04, Kon Rẫy 02, tăng 170 ca so với cùng kỳ năm trước.

Bệnh Bạch Hầu:  Ghi nhận 01 vụ dịch nhỏ có 2 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu (01 người ở tỉnh Quảng Ngãi) và 01 trường hợp tử vong nghi do bạch hầu.

Sốt rét: Lũy tích đến 31/5/2016, toàn tỉnh đã ghi nhận 134 ca mắc, giảm 57 ca so với cùng kỳ năm trước và không có tử vong.

Tổng số bệnh nhân lao mới phát hiện 22 người (AFB (+): 11; AFB(-): 05; lao ngoài phổi 06) .Tổng số bệnh nhân tâm thần mới phát hiện 06 người (tâm thần phân liệt: 02; động kinh: 04).

Số lũy tích nhiễm HIV/AIDS tính đến ngày 31/5/2016 là 364 người, trong đó bệnh nhân AIDS 226, tử vong 138. Tổng số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị thuốc ARV 92 người (người lớn: 86 và trẻ em: 06), điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho 66 bệnh nhân; 01 bệnh nhân bỏ trị.

- An toàn vệ sinh thực phẩm

Tình hình ngộ độc thực phẩm: Có đến 31/5/2016 ghi nhận 03 vụ  ngộ độc thực phẩm, có 13 người mắc không có tử vong, nguyên nhân do độc tố nấm; tổng số ca mắc lẻ tẻ: 66 ca (nguyên nhân do ăn uống không bảo đảm vệ sinh), kiểm tra 2.306 cơ sở kinh doanh thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính 125 cơ sở do không đạt yêu cầu.

c) Giáo dục - đào tạo

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thi tuyển học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 6 năm 2016 và tuyển sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Kon Tum từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 6 năm 2016.

- Công tác đào tạo nghề:

Tiếp tục đào tạo duy trì đào tạo cho 240 học viên, trong đó: Trường Trung cấp nghề đào tạo 208 học viên (169 DTTS); TTDN Măng Đen liên kết với Trường cao đẳng nghề công nghệ - Nông lâm Nam bộ tỉnh Bình Dương đào tạo cho 32 học viên (29 DTTS) nghề Trung cấp chăn nuôi - thú y.

Dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn: Tổ chức đào tạo nghề nông thôn cho 350 học viên. Trong đó: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 280 học viên; nghề phi nông nghiệp 70 học viên.

Đối với người lao động sau học nghề đã áp dụng và phát triển nhiều mô hình kinh tế bền vững, có hiệu quả cao như: trồng cao su, cà phê, bời lời, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Sau học nghề người lao động có cơ hội tự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tự tạo việc làm tại chỗ thông qua canh tác, sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phục vụ cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi được đào tạo nghề chiếm trên 76%. Ngoài ra, thông qua công tác tư vấn giới thiệu việc làm người lao động được giới thiệu đến làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

d) Hoạt động văn hóa, thể thao

- Văn hóa

Trong 6 tháng đầu năm tỉnh Kon Tum đã tổ chức nhiều các hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2016), chào mừng thành công Đại hội XII của Đảng và mừng xuân Bính Thân 2016 ...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề “86 mùa xuân dâng Đảng” vào tối ngày 3/2 tại Quảng trường 16/3.

Tổ chức chương trình lễ hội bắn pháo hoa tại 4 điểm: 01 điểm tại quảng trường 16/3 thành phố Kon Tum, 01 điểm tại quảng trường huyện Đắk tô, 01 điểm tại trung tâm hành chính mới huyện Ngọc Hồi, 01 điểm tại thôn 2 thị trấn Sa Thầy huyện Sa Thầy.

Phát hành số Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặc biệt chào mừng xuân Bính Thân 2016 và chào mừng thành công Đại hội XII của Đảng.

Kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3), 63 năm Ngày truyền thống ngành Điện ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2016); 41 năm ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2016) và tuyên truyền cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021...

Tổ chức hoạt động trải nghiệm - khám phá di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Kon Tum (trình diễn trò chơi dân gian, chế tác nhạc cụ, các nghề thủ công truyền thống… tại Bảo tàng tỉnh).

Trưng bày 15 tủ sách, với tổng số 510 sách, tài liệu tại Thư viện tỉnh; thực hiện các Đợt phim miễn phí phục vụ Nhân dân từ ngày 18/01/2016 đến ngày 05/02/2016 tại rạp chiếu bóng 16/3 và chiếu phim phục vụ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh.

Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước, quê hương đổi mới” như: tổ chức “ngày hội bánh chưng xanh vì người nghèo” tại huyện Sa Thầy; Tổ chức lễ Hội chợ Hoa Xuân tại thành phố Kon Tum; Tổ chức các trò chơi dân gian tại huyên Đắk Tô; Tổ chức chương trình hòa nhạc vào đêm Giao thừa và liên hoan văn nghệ các ban nhạc toàn huyện vào đêm mồng 3 Tết Nguyên đán Bình Thân 2016 tại huyện Sa Thầy; Tổ chức văn nghệ quần chúng với chủ đề: “Mừng Đảng, Mừng Xuân, Mừng đất nước đổi mới” tại huyện KonPlông và huyện Tu Mơ rông; Tổ chức đêm văn nghệ quần chúng và Liên hoan Cồng chiêng - múa xoang và diễn tấu nhạc cụ dân tộc lần thứ II/2016 tại huyện Kon Rẫy; Tổ chức Hội báo Xuân và các chương trình văn nghệ tại Lễ hội đón giao thừa và gặp mặt sinh viên xuân Bính Thân 2016 tại huyện Đắk Hà; Tổ chức các hoạt động: Hội báo Xuân, đêm văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân, giải thể thao huyện mở rộng đầu xuân Bính Thân tại huyện Ngọc Hồi; Triển khai các hoạt động trò chơi dân gian phối hợp với Đội tuyên truyền lưu động tỉnh tổ chức các chương trình văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân một số xã trên địa bàn huyện Đắkglei.

Tổ chức liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn với tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ 3 năm 2016. Tham gia liên hoan gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Các tiết mục liên hoan bao gồm: Trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, giao lưu trình diễn cồng chiêng và các trò chơi dân gian; liên hoan tạc tượng gỗ dân gian; lễ hội đường phố (Carnaval); liên hoan ẩm thực.

Kỷ niệm 41 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2016); ngày Quốc tế lao động 1/5. 

Tiến hành khảo sát văn hoá truyền thống dân tộc B’râu làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; triển khai xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy không gian văn hoá cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 – 2020.

Đưa đoàn nghệ nhân tham gia các hoạt động chào mừng ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

- Thể dục, thể thao

Ngày 04 và 05 tết Bính Thân 2016, tổ chức giải đua thuyền độc mộc truyền thống có 81 vận động viên, 40 thuyền của 08 địa phương trong tỉnh tham gia và giải cờ tướng, có 17 vận động viên tham gia và tổ chức bay máy bay mô hình do câu lạc bộ URW Đà Nẵng bay biểu diễn phục vụ Nhân dân trong buổi sáng khai mạc giải (04 tết) tại cầu Đắk La, thành phố Kon Tum.

Tổ chức ngày chạy Olympic, tọa đàm kỷ niệm và Hội thao toàn ngành Văn hóa, Thể thao và du lịch nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành TDTT (27/3/1946 - 27/3/2016).

Từ ngày 08 đến ngày 10 tháng 6 năm 2016 tỉnh Kon Tum tổ chức giải bóng đá trẻ em nam, nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn lần thứ XVI với 7 đội tham gia (04 đội nam, 03 đội nữ) đến từ Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Cơ sở xã hội Vinh Sơn 1, Cơ sở xã hội Vinh Sơn 2 và Trại phong thôn Đắk Kia.

e) Tình hình an ninh trật tự - an toàn giao thông

- Tình hình  ANTT – ATGT tháng 5/2016

Phạm pháp hình sự: Phát hiện 29 vụ (giảm 8 vụ so với tháng trước). Trong đó: Giết người 02 vụ, cướp tài sản 01 vụ, trộm cắp tài sản 17 vụ, cưỡng đoạt tài sản 01 vụ, cố ý gây thương tích 05 vụ, cố ý làm hư hỏng tài sản 01 vụ,  giao cấu với trẻ em 01 vụ, tàng trữ  trái phép vũ khí quân dụng 01 vụ. Hậu quả: Chết 02 người, bị thương 08 người. Thiệt hại:  Mất 05 xe mô tô, 05 ĐTDĐ, 01 laptop, 2.467.300.000 đồng tiền mặt và một số tài sản khác trị giá khoảng 225.000.000 đồng.

Tai nạn giao thông: Xảy ra 04 vụ (giảm 01 vụ so với tháng trước). Hậu quả: Chết 03 người (giảm 02 người so với tháng trước), bị thương 06 người (tăng 01 người so với tháng trước), hư hỏng 07 xe ô tô.

Qua công tác tuần tra kiểm soát lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh phát hiện 1.541 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ; tạm giữ 508 phương tiện, 847 giấy tờ xe các loại; xử phạt hành chính 1.640 trường hợp, thu 862.387.000 đồng nộp ngân sách Nhà nước.

- Tình hình ANTT – ATGT 5 tháng đầu năm 2016

Phạm pháp hình sự: Phát hiện 169 vụ. Trong đó: Giết người 03 vụ, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người 01 vụ, cố ý gây thương tích 31 vụ, cố ý làm hư hỏng tài sản 04 vụ, cố ý gây thương tích + cố ý làm hư hỏng tài sản 01 vụ, trộm cắp tài sản 63 vụ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 02 vụ, cưỡng đoạt tài sản 01 vụ, tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy 14 vụ, đánh bạc 16 vụ, gây rối trật tự công cộng 05 vụ, vận chuyển buôn bán hàng cấm 04 vụ, cướp giật tài sản 02 vụ, cướp tài sản 03 vụ, cưỡng đoạt tài sản 02 vụ,  trốn khỏi nơi giam giữ 01 vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 02 vụ, hiếp dâm 05 vụ (trong đó hiếp dâm trẻ em 04 vụ), giao cấu với trẻ em 03 vụ, hủy hoại tài sản 05 vụ, tàng trữ  trái phép vũ khí quân dụng 01 vụ. Hậu quả: Chết 03 người, bị thương 34 người. Thiệt hại: mất 21 xe mô tô, 01 ti vi, 20 điện thoại di động, 02 bộ máy tính để bàn, 02 laptop, 2.836.250.000  đồng tiền mặt và một số tài sản khác trị giá khoảng 1.044.734.000 đồng. Thu giữ: 13 xe mô tô, 19 điện thoại di động, 01 mã tấu, 3,273 gam ma túy tổng hợp, 19 gói ma túy, 1,364 gam heroin, 10,45 kg pháo nổ, 1.540 gói thuốc lá, 09 quả pháo, 01 hộp pháo (loại 36 ống) và 75.400.000 đồng tiền mặt.

Tai nạn giao thông: Xảy ra 31 vụ. Hậu quả: Chết 31 người, bị thương 23 người, hư hỏng 19 xe ô tô, 38 xe mô tô, 01 máy cày.

Qua công tác tuần tra kiểm soát lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh phát hiện 7.155 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ; tạm giữ 2.321 phương tiện, 3.868 giấy tờ xe các loại; xử phạt hành chính 8.028 trường hợp, thu 4.177.110.000 đồng nộp ngân sách Nhà nước.

f) Tình hình cháy, nổ

Trong tháng xảy ra 02 vụ cháy: Trong đó cháy nhà dân 02 vụ. Thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 130 triệu đồng, nguyên nhân do chập điện 02 vụ. Lũy kế từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 13 vụ cháy, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1.850.000.000 đồng.

9. Đề xuất giải pháp

Trong 6 tháng đầu năm 2016, với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum tiếp tục phát triển ổn định, đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,03% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,77% so với cùng kỳ; diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân tăng  0,52% so cùng kỳ; sản phẩm chủ lực của tỉnh được chú trọng đầu tư phát triển; chỉ số giá tiêu dùng ổn định; công tác phòng chống phá rừng, cháy rừng, chống khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép, phòng chống các dịch bệnh gây hại... được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt; các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi; lĩnh vực giáo dục, y tế tiếp tục có bước phát triển; công tác an sinh xã hội được quan tâm và đạt được nhiều kết quả; quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những tồn tại như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách còn thấp... Để kinh tế tỉnh ta phát triển nhanh và bền vững, đạt kế hoạch đề ra trong 6 tháng cuối năm cần có một số giải pháp cụ thể như sau:

(1). Những tháng cuối năm là thời điểm thường xảy ra bão lũ do vậy cần tăng cường công tác phòng, chống lụt, bão hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Cần hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp các công trình hồ, đập trọng điểm, những nơi có hiện tượng xuống cấp trước mùa mưa bão. Xây dựng các phương án nhằm chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả khi có mưa bão xảy ra.

(2). Theo dõi, chỉ đạo tình hình sản xuất vụ mùa 2016; tăng cường công tác quản lý, phòng chống sâu bệnh hại cây trồng; tập trung chăm sóc cây trồng vụ chính và cây xen vụ của vụ mùa; chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai có hiệu quả các Đề án, chương trình, chính sách của tỉnh như Đề án phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chủ lực của tỉnh, chú trọng phát triển sâm Ngọc Linh, rau, hoa, cá xứ lạnh, nuôi trồng thủy sản ở các lòng hồ thủy điện; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phát triển đàn gia súc đi đôi với phòng, chống dịch bệnh.

(3). Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh: Đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp đang triển khai trên địa bàn tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Kon Tum đến năm 2020. Đẩy mạnh các giải pháp giải quyết hàng tồn kho; mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa (bao gồm việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới); thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý hàng giả, lậu, kém chất lượng, tạo điều kiện cho hàng Việt có đủ tiêu chuẩn xâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ.

(4). Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách đã có để thúc đẩy phát triển kinh tế; phát triển kinh tế hộ gắn với xây dựng chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp về địa bàn nông thôn với các hình thức liên kết, liên doanh phù hợp; đồng thời đẩy mạnh dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và có giải pháp thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông gắn với xây dựng nông thôn mới.

(5). Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu Ngân sách, chủ động phân tích, dự báo nhằm phát hiện và đánh giá kịp thời những yếu tố tác động làm tăng, giảm đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước để có sự chỉ đạo kịp thời, quản lý tốt nguồn thu trên địa bàn.

Trên đây, là báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016. Cục Thống kê tổng hợp báo cáo Tổng cục Thống kê, UBND tỉnh biết chỉ đạo./.

Xem và tải về:   Tải về

Cục Thống kê tỉnh Kon Tum 

TIN TỨC CÙNG LOẠI KHÁC